Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Mùa Vu Lan thêm ấm áp cùng món canh ngũ sắc chay



Mùa lễ Vu Lan là dịp để mỗi người tỏ lòng thành kính đối với đấng sinh thành của mình. Truyền thuyết lễ Vu Lan xuất phát từ lòng hiếu thảo của Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa khi bồ tát Mục Kiều Liên tu thành chánh quả, lúc tưởng nhớ tới mẫu thân, đã dùng phép thần nhìn khắp trời đất. Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh vào ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở, ông đem cơm xuống tận cõi quỷ dâng lên cho mẹ mình. Nhưng do đói khát lâu ngày nên khi ăn, mẹ của ông dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác tới tranh cướp, vì vậy thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ. , Việc cúng rằm tháng 7 bao giờ cũng phải cúng ở chùa trước rồi mới đến cúng tại nhà. Người dân cũng làm lễ cúng cô hồn vày ngày này để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Trên mâm cúng thường để tiền vàng, và những vật dụng cho người cõi âm, để ở trước sân hoặc trên vỉa hè. Sau khi cúng xong thường kêu trẻ con lối xóm tới cướp xôi, bỏng oản… tượng trưng cho những cô hồn.


Trong ngày lễ Vu Lan, bên cạnh việc cúng khấn ngoài chùa, người dân cũng làm các món ăn chay dân dã để tỏ lòng thành của mình. Trong đó có món canh ngũ sắc chay.


Để chuẩn bị cho món ăn này, cần chuẩn bị khá nhiều loại nguyên liệu sau:

+ Ngô ngọt: 1 hộp (hoặc 100g)
+ Nấm hương: 30g
+ Dầu ăn, mì chính, hạt nêm chay
+ Khoai tây: 2 củ
+ Đậu cô ve: 100g
+ Cà rốt: 1 củ
+ Rau mùi thơm




Chế biến:

Ngô + đậu cô ve + khoai tây đem rửa sạch, thái khoai tây dạng hạt lựu, cà rốt gọt vỏ rồi tỉa hòa hoặc thái hạt lựu tùy thích.

Trong số các nguyên liệu, khoai tây là loại lâu chín nhất nên cho khoai tây vào chảo xào trước, trút ra bát nhỏ. Bắc nồi nước lên bếp rồi cho khoai tây đã xào cùng nước ngâm nấm nấu sôi chừng 10 phút. Nước canh sôi thì chỉnh lửa nhỏ. Nêm vào canh các loại gia vị rồi thêm nấm hương vào xào một lát thì cho 2 bát nước vào đun tiếp 10 phút nữa rồi cho đậu cô ve vào. Thêm vào nồi canh chút dầu ăn + mì chính + bột nêm + bột canh cho vừa khaair vị. Cách làm canh ngũ sắc sẽ ngon hơn nếu cho gia vị vào lúc này hơn là cho ngay từ đầu.



Thưởng thức: múc canh ra bát và thưởng thức cùng cơm nóng sẽ làm tình cảm gia đình thêm chan chứa trong dịp lễ đặc biệt này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mùa Vu Lan thêm ấm áp cùng món canh ngũ sắc chay



Mùa lễ Vu Lan là dịp để mỗi người tỏ lòng thành kính đối với đấng sinh thành của mình. Truyền thuyết lễ Vu Lan xuất phát từ lòng hiếu thảo của Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa khi bồ tát Mục Kiều Liên tu thành chánh quả, lúc tưởng nhớ tới mẫu thân, đã dùng phép thần nhìn khắp trời đất. Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh vào ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở, ông đem cơm xuống tận cõi quỷ dâng lên cho mẹ mình. Nhưng do đói khát lâu ngày nên khi ăn, mẹ của ông dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác tới tranh cướp, vì vậy thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ. , Việc cúng rằm tháng 7 bao giờ cũng phải cúng ở chùa trước rồi mới đến cúng tại nhà. Người dân cũng làm lễ cúng cô hồn vày ngày này để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Trên mâm cúng thường để tiền vàng, và những vật dụng cho người cõi âm, để ở trước sân hoặc trên vỉa hè. Sau khi cúng xong thường kêu trẻ con lối xóm tới cướp xôi, bỏng oản… tượng trưng cho những cô hồn.


Trong ngày lễ Vu Lan, bên cạnh việc cúng khấn ngoài chùa, người dân cũng làm các món ăn chay dân dã để tỏ lòng thành của mình. Trong đó có món canh ngũ sắc chay.


Để chuẩn bị cho món ăn này, cần chuẩn bị khá nhiều loại nguyên liệu sau:

+ Ngô ngọt: 1 hộp (hoặc 100g)
+ Nấm hương: 30g
+ Dầu ăn, mì chính, hạt nêm chay
+ Khoai tây: 2 củ
+ Đậu cô ve: 100g
+ Cà rốt: 1 củ
+ Rau mùi thơm




Chế biến:

Ngô + đậu cô ve + khoai tây đem rửa sạch, thái khoai tây dạng hạt lựu, cà rốt gọt vỏ rồi tỉa hòa hoặc thái hạt lựu tùy thích.

Trong số các nguyên liệu, khoai tây là loại lâu chín nhất nên cho khoai tây vào chảo xào trước, trút ra bát nhỏ. Bắc nồi nước lên bếp rồi cho khoai tây đã xào cùng nước ngâm nấm nấu sôi chừng 10 phút. Nước canh sôi thì chỉnh lửa nhỏ. Nêm vào canh các loại gia vị rồi thêm nấm hương vào xào một lát thì cho 2 bát nước vào đun tiếp 10 phút nữa rồi cho đậu cô ve vào. Thêm vào nồi canh chút dầu ăn + mì chính + bột nêm + bột canh cho vừa khaair vị. Cách làm canh ngũ sắc sẽ ngon hơn nếu cho gia vị vào lúc này hơn là cho ngay từ đầu.



Thưởng thức: múc canh ra bát và thưởng thức cùng cơm nóng sẽ làm tình cảm gia đình thêm chan chứa trong dịp lễ đặc biệt này.

Share This Article:

CONVERSATION

0 nhận xét :

Đăng nhận xét